Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức Ban quản lý Khu BTTN Pù Luông

Đăng lúc: 15:38:41 09/11/2018 (GMT+7)

Khu BTTN Pù Luông được thành lập theo Quyết định số 742/QĐ-UB, ngày 24/4/1999 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá.

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Khu BTTN Pù Luông được thành lập theo Quyết định số 742/QĐ-UB, ngày 24/4/1999 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá.

Từ năm 1999 đến tháng 6/2012 Ban quản lý Khu BTTN Pù Luông trực thuộc Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Thanh Hóa.

Từ tháng 7 năm 2012 đến nay thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa theo Quyết định số 2060/QĐ-UBND ngày 03/7/2012 của UBND tỉnh Thanh Hóa Về việc phân cấp Vườn quốc gia Bến En và chuyển giao các Ban quản lý Khu BTTN: Xuân Liên, Pù Hu và Pù Luông từ trực thuộc Chi cục Kiểm lâm về trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thanh Hóa.

Diện tích quy hoạch theo Quyết định 495/QĐ-UB, ngày 27/3/1999 của UBND tỉnh Thanh Hóa là 17.660,0 ha và theo Giấy chứng nhận QSDĐ số 00001QSDĐ/3001/QĐ-UB/T-2001, Khu BTTN được giao quản lý diện tích 16.982,6ha, nằm trên địa bàn hai huyện Quan Hóa và Bá Thước. Huyện Quan Hóa gồm 05 xã: Phú Lệ, Phú Xuân, Thanh Xuân, Hồi Xuân, Phú Nghiêm. Huyện Bá Thước gồm 04 xã: Thành Sơn, Thành Lâm, Cổ Lũng và Lũng Cao. Phía Đông - Bắc giáp với tỉnh Hoà Bình, phía Tây- Nam chủ yếu là giáp với phần đất còn lại của các xã thuộc Khu bảo tồn.

Diện tích rà soát bổ sung quy hoạch, giai đoạn 2013 đến 2020 là: 17.171,03 ha, bao gồm 3 phân khu chức năng là: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chiếm 8.866,26 ha, Phân khu phục hồi sinh thái chiếm 7.995,74 ha và Phân khu hành chính dịch vụ chiếm 215,53 ha và đất khác 93,50 ha.

II. QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT CÁC GIAI ĐOẠN

Quyết định số 495/QĐ-UB, ngày 27/3/1999 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt dự án xây dựng Khu BTTN Pù Luông, Giai đoạn I: 1999 - 2005;

Quyết định số 92/QĐ-UBND, ngày 09/01/2007 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt dự án xây dựng Khu BTTN Pù Luông, Giai đoạn 2006- 2010;

Quyết định số 3114/QĐ-UBND, ngày 06/9/2010 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt kế hoạch đầu tư phát triển Khu BTTN Pù Luông, Giai đoạn 2011- 2015;

Quyết định số 2463/QĐ-UBND, ngày 16/7/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu BTTN Pù Luông đến năm 2020;

III. TỔ CHỨC BỘ MÁY BAN QUẢN LÝ KHU BTTN PÙ LUÔNG

Bộ máy tổ chức Ban quản lý Khu BTTN Pù Luông bao gồm:

1. Lãnh đạo Ban gồm có: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc

2. Lãnh đạo Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Pù Luông gồm có: 01 Hạt trường (do Giám đốc Ban kiêm nhiệm) và 02 Phó Hạt trưởng

3. Các Phòng chuyên môn trực thuộc Ban gồm: Phòng Khoa học và hợp tác Quốc tế (04 người trong đó có 01 công chức giữ vị trí trưởng phòng và 04 LĐHĐ); Phòng Kế hoạch - Tài chính (02 người trong đó có 01 viên chức giữ vị trí trưởng phòng và 01 LĐHĐ); Phòng Tổ - chức Hành chính (03 người trong đó có 01 công chức giữ vị trí trưởng phòng và 01 viên chức, 01 LĐHĐ).

4. Các bộ phận trực thuộc bao gồm: Trung tâm Bảo tồn phát triển sinh vật và dịch vụ môi trường rừng (03 người trong đó có 01 công chức giữ vị trí trưởng phòng, 01 công chức giữ vị trí phó phòng và 01 LĐHĐ).;

Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Pù Luông có 5 trạm trực thuộc và 01 tổ kiểm lâm cơ động, bao gồm: trạm Kiểm lâm Thành Lâm (01 người là viên chức giữ vị trí trạm trưởng); trạm Kiểm lâm Cổ Lũng (03 người trong đó có 01 công chức giữ vị trí Hạt phó kiêm trạm trưởng, 01 viên chức và 02 LĐHĐ); trạm kiểm lâm Làng Mười (có 02 LĐHĐ trong đó có 01 LĐHĐ giữ vị trí Phụ trách trạm; trạm kiểm lâm Thanh Xuân (có 01 công chức, 02 LĐHĐ trong đó có 01 LĐHĐ giữ vị trí Phụ trách trạm; trạm Kiểm lâm Phú Lệ (có 03 người trong đó có 01 công chức giữ vị trí phụ trách trạm, 01 LĐHĐ; Tổ kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy (Tổ này do con người tại văn phòng ban quản lý kiểm nhiệm; Ngoài ra đơn vị còn có 01 công chức giữ vị trí Thanh tra pháp chế kiêm tổ trưởng tổ kiểm lâm cơ động)

IV. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:


Căn cứ Quyết định số 1396/QĐ-UBND, ngày 03/5/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Khu BTTN Pù Luông:

1. Xây dựng các chương trình, dự án đầu tư; các chương trình, kế hoạch, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Quản lý, bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng được giao quản lý; bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, các loài sinh vật đặc hữu, phục hồi tài nguyên rừng và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên:

a) Bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật, nguồn nước và các nhân tố thiên nhiên khác;

b) Phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng trừ bệnh hại và sinh vật ngoại lai xâm hại rừng; ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại môi trường, cảnh quan rừng;

c) Phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên, các loài động, thực vật hoang dã có giá trị kinh tế cao, bảo tồn tính đa dạng sinh học.

3. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ nghiên cứu khoa học theo chương trình, đề án, dự án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng chương trình, dự án hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

4. Tổ chức xây dựng các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương: xây dựng các dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng sinh kế cho cộng đồng dân cư sống trong vùng lõi và vùng đệm; tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao đời sống của nhân dân vùng lõi và vùng đệm;

Nghiên cứu xây dựng các mô hình lâm nghiệp trang trại, khuyến lâm, khuyến nông ở vùng đệm, mô hình làng du lịch, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật cho cộng đồng.

5. Tổ chức dịch vụ môi trường:

Xây dựng quy hoạch, dự án, đề án phát triển dịch vụ môi trường rừng, tạo nguồn thu từ du lịch, dịch vụ để đầu tư cho công tác BTTN;

Tổ chức thực hiện chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng, thực hiện các yêu cầu của cấp trên về chính sách dịch vụ môi trường.

6. Tổ chức hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch sinh thái: thực hiện hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch sinh thái; Sử dụng một phần rừng, đất lâm nghiệp cho tổ chức, cá nhân thuê nhằm mục đích kinh doanh du lịch sinh thái theo quy định của phát luật và các dịch vụ liên quan khác.

7. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, BVR, BTTN.

8. Thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ trong lĩnh vực: nghiên cứu, chuyển giao khoa học, tiến bộ kỹ thuật; bảo vệ, bảo tồn và phát triển rừng.

9. Thu phí từ các hoạt động tư vấn, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

10. Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, lao động; tài chính, tài sản được giao; thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

11. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp có thẩm quyền giao.

V. CÁC THÀNH TÍCH TIÊU BIỂU ĐẠT ĐƯỢC

Huân chương lao động hạng 3 của Chủ tích nước năm 2008;

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2004;

Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT các năm 2002, 2003, 2011;

Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa các năm 2000, 2001, 2006, 2007, 2008;

Giấy khen của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa các năm 2010, 2011, 2020